Khuyến cáo phòng trừ sâu bệnh trên lúa Chiêm xuân năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Khuyến cáo phòng trừ sâu bệnh trên lúa Chiêm xuân năm 2024

Hiện nay, cây lúa vụ Chiêm Xuân đang giai đoạn đòng to - trỗ thấp tho đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng lúa toàn vụ khi thu hoạch. Điều kiện thời tiết ngày nắng nóng, có mưa rào xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ đang xuất hiện và gây hại với mật độ cao trung bình 5-7 con/m2 , cục bộ 50 con/m2 , sâu nở kéo dài; Trưởng thành Sâu đục thân 2 chấm ra rải rác, mật độ trứng cục bộ > 0,3 ổ/m2 ; tập đoàn rầy gây hại nặng cục bộ, bệnh khô vằn gây hại với tỷ lệ cao trên diện rộng, bệnh đen lép hạt, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ 1 số diện tích.

Thực hiện công văn số 960/UBND-NN, ngày 02/5/2024 của Chủ tịch UBND huyện v/v tập trung kiểm tra và chủ động phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023-2024. Để chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2024, UBND xã Liên Sơn yêu cầu các ông(bà) trưởng thôn, đài truyền thanh xã thông báo tới toàn thể nhân dân kiểm tra thăm đồng ruộng của gia đình, theo dõi chặt chẽ diễn biến sự phát sinh gây hại của sâu bệnh để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, có hiệu quả.

1. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Qua điều tra thăm đồng cho thấy một số diện tích lúa người dân đã phun thuốc nhưng gặp mưa, những ruộng đòng to người dân chưa phun mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ vẫn trên 20 con/m2 .

2. Đối với sâu đục thân 2 chấm: Phun trừ kịp thời ở những diện tích lúa giai đoạn thấp tho trỗ - trỗ thoát có mật độ mật độ trứng cục bộ > 0,3 ổ/m2 . Do sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân 2 chấm phát sinh gây hại cùng thời điểm nên khuyến cáo người dân chọn một trong những loại thuốc trừ được cả 2 đối tượng như: Incipio 200 SC Victory 585 EC, Chlorin 10 SC....để phun trừ.

3. Đối với Tập đoàn rầy: Phun phòng trừ kịp thời những ruộng có mật độ rầy từ 2000 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn làm đòng - trổ bông bằng một trong các loại thuốc như: Actara 25WG, Chess 50WG, Cheestar 50WG, Midan 10WP,...

4. Đối với diện tích lúa bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn: Cần phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp sau. Dừng bón đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, điều chỉnh mực nước trong ruộng thích hợp từ 3-7cm. Có thể dùng từ 2-3 kg vôi bột/sào để rắc khi lúa còn ướt nhằm sát khuẩn vết thương, hạn chế sự lây lan của bệnh. Sử dụng một trong những loại thuốc có chứa hoạt chất: Kasugamycin, Gentamycin sulfate, Ningnanmycin….. để phòng trừ.

5. Đối với bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt: Do điều kiện thời tiết vụ Chiêm xuân diễn biến phức tạp, nắng nóng xen kẽ mưa dẫn đến ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh hạt phát sinh gây hại. Những diện tích đòng to-thấp tho trỗ phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau như: Anvil 5SC, Vtvil 5SC, Tilt Super 300EC, Nevo 330EC, Chevin 5SC....

6. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Những ruộng đã bị đạo ôn lá, những giống nhiễm như TBR225, Nếp, KD18...khuyến cáo người dân phun phòng trừ bằng một trong những loại thuốc sau như: New Tec 300SC, Filia 525 SE, Amistar Top 325SC, Beam 75 WP; Beamsuper 750WG, Fuji one 40WP...

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun theo nguyên tắc 4 đúng. 

Nguyễn Thị Chi - Cb Khyến Nông xã.

Bản đồ Thị trấn Phồn Xương Bản đồ Thị trấn Phồn Xương

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,531
Tổng số trong ngày: 16
Tổng số trong tuần: 59
Tổng số trong tháng: 679
Tổng số trong năm: 14,139
Tổng số truy cập: 76,019